DBD: Lần thứ hai được vinh danh Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Thương hiệu và Công luận - 05/07/2025 11:05:00 AM


Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025. Kết quả, Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) là 1 trong 50 doanh nghiệp được vinh danh. Đặc biệt, đây là lần thứ hai Bidiphar được Forbes Việt Nam vinh danh…
 
Theo Forbes Việt Nam, Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025 phản ánh sự chuyển động đáng chú ý của khối doanh nghiệp sau một giai đoạn đầy biến động.
 
Theo đó, danh sách “50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025” ghi nhận 14 thay đổi so với năm 2024. Trong số này có 4 doanh nghiệp lần đầu góp mặt và 8 doanh nghiệp quay trở lại “top 50” sau thời gian “vắng bóng trên thương trường”…
 
Đáng lưu ý, theo Forbes Việt Nam, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong Danh sách “50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025” đạt hơn 1,567 triệu tỷ đồng (tương đương 59,7 tỷ USD), tăng 20,8% so với năm 2024; Lợi nhuận sau thuế tăng 8,5%, đạt hơn 207.000 tỷ đồng (khoảng 7,9 tỷ USD)… Điều này cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét của khối doanh nghiệp niêm yết…
 
Riêng đối với Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar), đây là lần thứ 2 doanh nghiệp được Forbes Việt Nam vinh danh “Tóp 50 Công ty niêm yết tố nhất Việt Nam”. Lần Bidiphar được Forbes Việt Nam vinh danh trước đó là năm 2024.
 
 
Thạc sĩ, TTND Phạm Thị Thanh Hương (đứng giữa) nhận danh hiệu “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025”. Ảnh: P.T.Phong
 
 
Theo thạc sĩ, TTND Phạm Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Bidiphar cho biết: Để đạt được danh hiệu “Top 50 Công ty niêm yết tố nhất Việt Nam”, Bidiphar  phải trải qua một quy trình đánh giá khắt khe của Forbes Việt Nam, kết hợp giữa các chỉ số tài chính định lượng, như: Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROC/ROA); tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)… Bên cạnh đó là các yếu tố định tính, như: Vị thế trong ngành, chất lượng quản trị, và triển vọng phát triển…
 
Theo đó, với 45 năm kinh nghiệm, Bidiphar không chỉ là một trong những doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu Việt Nam mà còn khẳng định vai trò tiên phong với tư cách là doanh nghiệp khoa học công nghệ.
 
Hiện Bidiphar sở hữu một hệ thống sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế và là doanh nghiệp đặt nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư lớn nhất Việt Nam. Đồng thời, Bidiphar còn cung cấp các giải pháp y tế tiên tiến, chất lượng cao cho cộng đồng. Bên cạnh đó, Bidiphar không ngừng đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực nhân sự. Nhờ vậy, Bidiphar đã trở thành biểu tượng của sự đổi mới và uy tín trong ngành Dược – Trang thiết bị y tế…
 
Cũng theo thạc sĩ, TTND Phạm Thị Thanh Hương: Năm 2018, Bidiphar chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Kết quả, hiện vốn điều lệ của Bidiphar đã đạt 935,938,470,000 đồng và gần 94 triệu cổ phiếu đang lưu hành, góp phần củng cố niềm tin từ thị trường tài chính… Riêng năm 2024, Bidiphar đạt kết quả doanh thu khả quan với 1.727 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 275 tỷ đồng, tăng lần lượt 4,58% và 2,3% so với năm 2023. Kết quả của Bidiphar đã đóng góp vào bức tranh doanh thu và lợi nhuận vượt trội của Top 50 công ty hàng đầu Việt Nam… Đặc biệt, kết quả này đã khẳng định vị thế dẫn đầu của Bidiphar trong ngành dược phẩm và tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam…
 
 
 
Được biết, theo Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025 mà Forbes Việt Nam công bố, Petrolimex (PLX) vẫn giữ vị trí Top 1 với doanh thu vượt trội hơn 284.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 3.161 tỷ đồng. Các vị trí No2 và No3 về doanh thu thuộc về Hòa Phát (HPG) với 138.855 tỷ đồng và Thế giới di động (MWG) với 134.341 tỷ đồng. Các vị trí còn lại trong Top 5 doanh nghiệp đứng đầu về doanh thu là PV GAS (GAS) với 103.564 tỷ đồng doanh thu và 10.890 tỷ đồng lợi nhuận; Vietjet Air (VJC) với hơn 72.000 tỷ đồng doanh thu và trên 1.400 tỷ đồng lợi nhuận…
 

Các tin liên quan