Tiêu đề Tuần 49_Tích lũy chặt chẽ chờ cơ hội vận động mạnh xác lập xu hướng_20231204
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 04/12/2023
Số trang : 14
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1627 Kb
Tải về: 859
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Nhịp rung mạnh vẫn diễn ra theo hướng phân hóa tích cực 
VN-Index tăng 0.6% qua đó kết thúc 2 tuần giảm điểm. Chỉ số phân hóa mạnh với 47% cổ phiếu và 12/18 ngành tăng điểm khi khối ngoại tiếp tục bán ròng và có yếu tố gây nhiễu từ hoạt động cơ cấu danh mục ETF. Những ngành đã điều chỉnh gần đây như Dầu khí, bán lẻ, hóa chất, BĐS tăng từ 2.3-4.6% trong khi các ngành giữ giá như Ô tô và phụ tùng, Du lịch và giải trí, bảo hiểm lại giảm từ 0.8-2.1%. Diễn biến thị trường chưa xác định xu hướng rõ ràng. Trong 1-2 tuần tới các ETFs công bố và tiến hành cơ cấu danh mục có thể gây ra biến động khó dự đoán trong bối cảnh không có nhiều thông tin hỗ trợ trong nước. Dù vậy chỉ số đang tích lũy chặt chẽ và NĐT có thể canh những phiên rung lắc để tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cho hoạt động đầu tư ngắn và trung hạn.
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 11 công bố, theo đó chỉ số SXCN tăng 3% so T10 và tăng 5.8% yoy. Vốn đầu tư từ NSNN tháng 11 và 11 tháng tăng lần lượt 19.9% và 22%yoy, bằng 75% kế hoạch năm. FDI 11 tháng đạt 20.2 tỷ USD, tăng 2.9%yoy. Thu ngân sách 11 tháng giảm 7.1% và bằng 94.9% dự toán qua đó thặng dư 35 nghìn tỷ. Tổng mức BLHH và DVTD tháng 11 và 11 tháng tăng 101.1% và 9.6% yoy. XK hàng hóa tháng 11 và 11 tháng tăng 6.7% và giảm 5.9% yoy trong khi nhập khẩu tăng 5.1% và giảm 10.7% đưa cán cân thương mại xuất siêu 1.28 tỷ và 25.8 tỷ cùng thời điểm. CPI tháng 11 và 11 tháng tăng 0.2% tháng trước và tăng 3.46% yoy. CPI bình quân 11 tháng tăng 3.2%. Động lực tăng trưởng sản xuất, tiêu dùng và đầu tư duy trì cải thiện trong khi các yếu tố ổn định vĩ mô giữ vững. Xu hướng hồi phục này sẽ còn duy trì trong tháng 12.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các chỉ số CK Hoa Kỳ tăng mạnh trong tháng 11 khi đồng USD và lợi tức trái phiếu giảm
Lợi tức trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tiếp tục giảm trước thông chỉ số tiêu dùng cá nhân giảm so với tháng 10. Thông tin này tiếp tục hỗ trợ TTCK Hoa Kỳ kết thúc tháng 11 với mức tăng ấn tượng từ 8.9% - 10.7%. Chỉ số EU600 cũng có mức tăng 0.68% trong khi các TTCK chủ chốt khu vực Châu Á lại giảm điểm. Chỉ số Nikkei225 và CSI giảm lần lượt 0.5% và 1.6%. Chỉ số DXY, giảm -0.01%, qua đó giữa mức giảm -2.6% trong tháng. Sự suy yếu của USD kéo theo sự tăng của kim loại quý (Vàng +1.9%, Bạc +3.8%) cùng với giá than +8.2% đóng góp chủ yếu vào mức tăng 0.69% của chỉ số hàng hóa. Tuần sau đơn xin trợ cấp thất nghiệp và thông tin thất nghiệp Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến các thị trường khi NĐT củng cố nhận định về FED.
Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi, thước đo lạm phát yêu thích của FED, tăng 0.2% tháng trước và tăng 3.5% cùng kỳ, tương đồng với dự báo của thị trường. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần tăng 7 nghìn đơn so tuần trước và số đơn tiếp tục xin trợ cấp tăng 86 nghìn đơn cao nhất kể từ 27/11/2021. Những điều này đang củng cố cho quan điểm FED sẽ giữ nguyên chính sách và thời điểm đảo chiều chính sách đang sớm gần hơn. Báo cáo của BOA dự báo FED có đợt cắt giảm lãi suất vào giữa tháng 6 và nhịp độ giảm 0.25%, trước đó UBS và Vanguard dự báo lần lượt giảm lãi suất vào tháng 3 và nửa cuối năm. Thị trường cũng đặt cược FED giảm lãi suất vào tháng 5 với 5 lần giảm 0.25% theo dữ liệu CME.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• ETF VNM công bố danh mục và FTSE thực hiện giao dịch cơ cấu danh mục quý IV
• 4/12, Đơn đặt hàng nhà máy Hoa Kỳ; CPI Thụy Sỹ. 5/12, PMI Trung Quốc; Lãi suất và báo cáo tiền tệ NHTW Úc; PMI dịch vụ của Anh, EU và Hoa Kỳ. 6/12, GDP Úc; Doanh thu bán lẻ EU; Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp Hoa Kỳ; Lãi suất và báo cáo tiền tệ NHTW Canada; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 7/12, Cán cân thương mại Trung Quốc; GDP điều chỉnh EU; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 8-9/12, CPI, khoản nợ mới và M2 Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ.