Vietnam+ - 25/03/2025 2:36:58 CH
“Các nhà đầu tư công trình giao thông, kết cấu hạ tầng gặp thách thức lớn nhất khi thực hiện các dự án đối tác công tư - PPP là nguồn vốn. Nhiều dự án không thể triển khai được do điểm nghẽn vốn, hạn mức tín dụng và thời gian vay”, GS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư các công trình giao thông Việt Nam cho biết.
GS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư các công trình giao thông Việt Nam
Theo GS Trần Chủng, có nhiều vấn đề về thể chế, thủ tục hành chính nhưng điều ông băn khoăn nhất là bài toán vốn cho những nhà đầu tư hạ tầng giao thông không. “Ví dụ vốn tín dụng, chúng tôi không thể vay quá 20 năm nhưng có dự án lên đến 30 năm. Liệu có Quỹ cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông? tạo cơ hội vốn cho các dự án giao thông”, GS Trần Chủng nêu câu hỏi.
Bà Phạm Thị Thùy Linh, Trưởng Ban Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng, bà Phạm Thị Thùy Linh, Trưởng Ban Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, Chính phủ rất quan tâm vấn đề này và giao Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng quy định pháp luật để thu hút vốn đầu tư thông qua phát hành trái phiếu, phục vụ dự án cơ sở hạ tầng.
“UBCKNN đã được Bộ Tài chính giao nhiệm; đồng thời triển khai thành lập Tổ, đã có những nghiên cứu bước đầu. Chúng tôi mong muốn nghe đóng góp từ các đơn vị trực tiếp như Hiệp hội để dự án đi vào thực tiến và có tính khả thi”, bà Phạm Thị Thùy Linh cho biết.
GS Trần Chủng bày tỏ cần sớm cải cách cơ thế soạn thảo pháp luật, ví dụ Luật PPP. “Chúng tôi thực hiện 1 dự án PPP trong 2 năm nhưng thủ tục thì phải 6 năm. Chúng tôi mong Nhà nước chỉnh sửa Luật theo đề xuất của doanh nghiệp, giải thích rõ việc không chấp nhận sửa đổi, nếu có. Gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nói về quyền tài sản của nhà đầu tư nhân, hi vọng sắp tới sẽ có Nghị quyết riêng về doanh nghiệp tư nhân để đóng góp nhiều hơn cho đất nước”, đại diện Hiệp hội Nhà đầu tư các công trình giao thông Việt Nam bày tỏ.
Thời gian qua, vấn đề đề điểm nghẽn cơ chế, dòng vốn được nhiều chuyên gia kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp đề cập.
Hiện, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi “cuộc chiến” thuế quan vẫn “nóng”; nhu cầu trong nước phục hồi chậm...
Theo ông Trần Như Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng 10% năm 2025. Trong 2 tháng đầu năm nay, dù xuất khẩu dệt may diễn biến tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt thị trường Mỹ, nơi chiếm đến 40% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
“Việc đầu tư về chuyển đổi số cần vốn lớn nhưng nhiều doanh nghiệp lại gặp khó trong việc tiếp cận các gói vay ưu đãi. Hiện, vẫn chưa có các gói vay ưu đãi dành riêng cho ngành Dệt may trong chuyển đổi xanh và chuyển đổi số”, ông Trần Như Tùng cho biết.
Minh Phương/Báo Tin tức
Các tin liên quan
29/04/2025 5 năm liền EVNNPT được Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm BB+
28/04/2025 Việt Nam và Peru thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại
28/04/2025 Nghỉ hưu đúng tuổi có được áp dụng Nghị định 178?
28/04/2025 Doanh nghiệp xuất khẩu thấp thỏm ‘thiệt đơn, thiệt kép’ với đơn hàng
24/04/2025 Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu cá ngừ số 1 của Việt Nam
24/04/2025 ‘Kích hoạt’ sức mua nên tránh ‘trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’
23/04/2025 TP Hồ Chí Minh: Cần định vị lại vai trò kinh tế của mô hình Airbnb
23/04/2025 Hàng hóa nội địa nguy cơ bị 'nhấn chìm' trên sân nhà
23/04/2025 Giảm 200 đồng/kg nhưng cà phê được dự báo tiếp tục tăng trong ngắn hạn
22/04/2025 Hoa Kỳ áp thuế sốc với pin mặt trời, Việt Nam đối diện mức thuế lên tới 542%