VietNam Finance - 04/04/2025 11:34:35 SA
Sau khi cổ đông sáng lập Dragon Capital Finance Limited rút lui, VIS Rating vẫn là công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất có sự hậu thuẫn của cổ đông nước ngoài.
Theo cập nhật mới nhất, cổ đông sáng lập Dragon Capital Finance Limited đã chính thức rút khỏi Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating), kết thúc hành trình hơn 3 năm gắn bó.
Cụ thể, danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% cổ phần của VIS Rating hiện chỉ còn 8 cổ đông, thay vì 9 cổ đông như trước. Sau khi Dragon Capital Finance Limited rời đi, những cái tên còn lại trong danh sách gồm có 4 công ty chứng khoán (VNDirect, ACBS, VPSS và VPBankS), 2 ngân hàng (Bac A Bank và Nam A Bank) cùng 2 tổ chức tài chính (Moody’s Singapore Pte Ltd và TNEX Finance).
Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của VIS Rating (tháng 4/2025).
Trước khi rút khỏi VIS Rating, Dragon Capital Finance Limited nắm giữ 6,8% vốn điều lệ của công ty này, trong khi Moody’s nắm giữ 49% và những cổ đông còn lại nắm giữ 6,8% vốn điều lệ.
Sau khi danh sách cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ của VIS Rating được thu hẹp, Moody’s Singapore Pte Ltd vẫn tiếp tục là cổ đông lớn nhất, chiếm 49%. Trong khi đó, ACBS và VPSS tăng tỷ lệ nắm giữ lên 9,27%, VPBankS lên 6,96%. Trái lại, Bac A Bank giảm tỷ lệ nắm giữ xuống còn 5,1% trong khi Nam A Bank và TNEX Finance vẫn nắm giữ 6,8%.
So với thời điểm mới thành lập (tháng 11/2021), danh sách cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ của VIS Rating đã có nhiều thay đổi. Nếu như ở thời điểm thành lập, VIS Rating có 6 cổ đông sáng lập, bao gồm VNDirect (10,2%), Dragon Capital Finance Limited (10,2%), ACBS (10,2%), Nam A Bank (10,2%), VPSS (10,2%) và Moody’s (49%) thì đến tháng 2/2025, danh sách này đã tăng lên 9, với sự tham gia của TNEX Finance, VPBankS và Bac A Bank. Thời điểm này, Moody’s nắm giữ 49% trong khi những cổ đông còn lại nắm giữ 6,8%.
Như vậy, mặc dù quỹ ngoại Dragon Capital Finance Limited đã rút khỏi VIS Rating nhưng công ty này vẫn là công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất trên thị trường Việt có sự hiện hữu của cổ đông ngoại.
Việc có cổ đông lớn nước ngoài hậu thuẫn có thể được xem là lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các công ty xếp hạng tín nhiệm.
Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường xếp hạng tín nhiệm có 5 công ty được cấp phép hoạt động, bao gồm Saigon Ratings, FiinRatings, VIS Rating, S&I Ratings và mới đây nhất là Thien Minh Rating. Tuy nhiên, khi các công ty xếp hạng tín nhiệm còn lại có cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp, cá nhân trong nước, duy chỉ có VIS Rating có sự góp mặt của ông lớn quốc tế.
Tuy nhiên, lợi thế "độc quyền" của VIS Rating sắp không còn khi FiinRatings đang chuẩn bị đón cổ đông lớn nước ngoài. Trong tháng 2/2025, FiinRatings cho biết, đã đạt được thỏa thuận bán 43,4% cổ phần cho đối tác S&P Global. Theo kế hoạch, thương vụ sẽ hoàn tất trước ngày 30/6 tới tùy vào sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Nếu thành công, sau nhiều năm vắng bóng nhà đầu tư ngoại, FiinRatings sẽ có thêm hậu thuẫn mới và trở thành một trong hai công ty xếp hạng tín nhiệm duy nhất trên thị trường có sự tham gia của cổ đông ngoại.
Việc có cổ đông lớn nước ngoài hậu thuẫn có thể được xem là lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các công ty xếp hạng tín nhiệm như VIS Rating hay FiinRatings. S&P Global và Moody’s – hai trong ba ông lớn của ngành xếp hạng tín nhiệm toàn cầu – mang theo kinh nghiệm dày dặn cùng những tiêu chuẩn khắt khe bậc nhất. Sự góp mặt của các tên tuổi này không chỉ giúp các công ty nội địa tiếp cận chuẩn mực quốc tế mà còn nâng cao chất lượng đánh giá tín nhiệm, tạo dựng niềm tin trên thị trường.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FiinRatings từng chia sẻ, kinh nghiệm và nguồn lực toàn cầu của S&P Global sẽ giúp họ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm.
Các tin liên quan
04/04/2025 NVB: Ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ đẩy mạnh triển khai Chiến lược mới
04/04/2025 VIS Rating: Cổ đông ngoại rút lui sau hơn 3 năm gắn bó
04/04/2025 Yếu tố hỗ trợ thu ngân sách nhà nước quý I tăng hơn 29%
04/04/2025 Dự báo giá vàng trong nước còn tăng, mua thế nào để hạn chế rủi ro?
04/04/2025 Mức thuế 46% của Mỹ tác động ra sao đến tỷ giá?
04/04/2025 Đợt bán tháo toàn cầu khiến giá vàng rời đỉnh
03/04/2025 Vòng xoáy căng thẳng thương mại toàn cầu đưa giá vàng lập kỷ lục mới
03/04/2025 VPBank hợp tác với GTEL: công nghệ chắp cánh cho sản phẩm tài chính
03/04/2025 Mỹ áp thuế khắc nghiệt 46%: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% có bị lung lay?
03/04/2025 Vàng nhẫn quay về thấp hơn vàng miếng, nhà đầu tư đứng trước nguy cơ ‘đu đỉnh’