VietNam Finance - 21/07/2025 11:47:13 SA
Bản chất khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng dẫn đến tình trạng pháp lý của tài sản thay đổi thì phải thực hiện nghĩa vụ thuế để đảm bảo công bằng, phù hợp với thực tiễn xã hội
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126 năm 2020, trong đó đề xuất: Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ được khấu trừ, kê khai và nộp ngay tại thời điểm cá nhân (cổ đông) nhận được cổ tức trả bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng đối với người lao động, thay vì chờ đến thời điểm chuyển nhượng như trước đây.
Có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng phần lớn đều cho rằng đề xuất này của Bộ Tài chính là chưa phù hợp bởi lý giải cổ phiếu thưởng chưa bán, chưa giao dịch không thể coi là có thu nhập và phải nộp thuế.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Được - Chuyên gia về thuế cho rằng, đề xuất của Bộ Tài chính là hợp lý, phù hợp với thực tiễn xét trên nhiều góc độ.
Chuyên gia thuế Nguyễn Văn Được
Đầu tiên, xét về nguyên tắc Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được tính trên thu nhập hoặc tài sản dựa trên cơ sở thực nhận (cơ sở tiền mặt) tuy nhiên một số trường hợp vẫn dựa trên cơ sở “dồn tích” tức là tiền chưa thu nhưng có phát sinh giao dịch vẫn phải nộp thuế, nguyên tắc này cũng đã thực hiện ổn định trong pháp luật thuế TNCN. Ví dụ, Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn trong trường hợp bên chuyển nhượng chưa nhận được tiền nhưng vẫn phải kê khai nộp thuế...
Thứ hai, quan điểm thu thuế tại nguồn ngay sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu của cổ đông và cổ phiếu thưởng đối với người lao động cũng đã góp phần thực hiện đúng mục tiêu mở rộng cơ sở thuế tăng nguồn thu, theo đúng định hướng của quản lý nhà nước.
Thứ ba, đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng người nộp thuế. Ví dụ như người lao động nhận tiền lương, tiền công hoặc một số lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền như chuyến du lịch, thẻ chơi Golf, thẻ tập luyện thể thao hay các lợi ích khác có giá trị sử dụng với thời gian dài (tức là giá trị sử dụng và hưởng lợi chưa thực sự trực tiếp) nhưng đều phải kê khai nộp thuế ngay sau khi nhận.
Do đó, việc người lao động nhận cổ phiếu thưởng phải kê khai nộp thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công không chờ đến khi chuyển nhượng, giao dịch cũng là phù hợp để tạo sự công bằng, bình đẳng đối với tất cả người nộp thuế.
Bên cạnh đó, pháp luật thuế TNCN hiện hành cũng quy định cá nhân, tổ chức được thừa kế, được cho, được biếu tặng…Cổ phiếu là các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu đều phải kê khai nộp thuế ngay khi được nhận mà không phân biệt đã chuyển nhượng hay giao dịch nhận được tiền hay chưa. Điều này cũng cho thấy cần phải thu thuế ngay sau khi cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu để đảm bảo tính công bằng đối với tất cả người nộp thuế.
Có một số quan điểm của các chuyên gia tài chính cho rằng, khi nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức, tổng tài sản của người nhận không tăng thêm, tổng giá trị doanh nghiệp cũng không tăng lên, nguồn vốn chủ sở hữu không thay đổi mà chỉ là sự dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn tại doanh nghiệp.
Tôi cho rằng các chuyên gia đưa ra nhận định là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, xét về chi tiết nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và đặc biệt là tính pháp lý đối với tài sản đã có sự thay đổi, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản đã được xác lập.
Cụ thể, trường hợp nhận cổ phiếu thưởng là người lao động của doanh nghiệp. Nguồn gốc của cổ phiếu thưởng được hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi được phân bổ từ Lợi nhuận sau thuế sau đó ghi tăng trở lợi nguồn vốn chủ sở hữu (vốn kinh doanh). Như vậy, đã có sự chuyển hóa từ khoản “nợ phải trả” thành “nguồn chủ sở hữu” và đã xác lập người lao động với vai trò là “chủ nợ” thành “chủ sở hữu” của doanh nghiệp.
Địa vị pháp lý của người lao động đã thay đổi, quyền đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu đã được xác lập thì việc nhận lợi ích từ quyền này cần được thực hiện nghĩa vụ thuế là phù hợp với đạo lý
Chuyên gia Nguyễn Văn Được
Mặt khác, trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu đối với cổ đông của doanh nghiệp. Mặc dù giá trị của doanh nghiệp và tài sản của cổ đông không tăng lên tại doanh nghiệp bởi việc chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ là chuyển nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối sang nguồn vốn kinh doanh.
Nhưng phân tích về góc độ pháp lý, lại hoàn toàn khác bởi lẽ: Cổ tức chưa được chia đang ở khoản mục lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp thì vẫn đang là tài sản chung, mỗi cổ đông đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nó nhưng cổ đông không thể tự định đoạt tài sản này mà quyết định do Đại hội đồng cổ đông quyết định theo nguyên tắc tập thể.
Các tin liên quan
21/07/2025 LDG: Cổ phiếu LDG 'sập sàn', nhà đầu tư FOMO nhận trái đắng
21/07/2025 SSI: Báo lãi nghìn tỷ, có CEO mới nhưng cổ phiếu vẫn tiếp tục bị bán mạnh
21/07/2025 VN-Index dao động quanh mốc 1.500 điểm
21/07/2025 Hàng loạt ngân hàng báo lãi lớn trong quý II/2025
21/07/2025 Cổ phiếu ngân hàng bứt tốc từ đáy, còn dư địa tăng trưởng?
21/07/2025 Thu thuế cổ phiếu thưởng: Hợp lý và phù hợp với thực tiễn?
21/07/2025 'Lọc' cổ phiếu có câu chuyện riêng
17/07/2025 Bất động sản khởi sắc nhờ “trợ lực” pháp lý
17/07/2025 Chứng khoán tăng vọt, VN-Index tiến sát mốc 1.500 điểm
17/07/2025 Cổ phiếu bất động sản ‘nóng’ trở lại